Kháng cáo Indonesia – Tôn lạnh Việt Nam

Ngày 28 tháng 9 năm 2017, Indonesia đã thông báo cho Cơ quan Giải quyết Tranh chấp về quyết định kháng cáo một số vấn đề về luật định và giải thích pháp lý trong báo cáo của ban hội thẩm,[33] và Việt Nam cũng gửi thông báo kháng cáo ngày 3 tháng 10.[34] Về phía Indonesia, bị đơn tiếp tục khẳng định: để xác định một biện pháp có phải là biện pháp tự vệ hay không, cần phải xem xét mục đích và bối cảnh của biện pháp đó.[35] Indonesia cho rằng, một biện pháp được thông qua với mục đích để phòng ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng mà một ngành công nghiệp nội địa phải gánh chịu vì có sự chuyển biến không dự đoán được của bối cảnh là một biện pháp tự vệ, và biện pháp đặc biệt của họ đáp ứng điều XIX, GATT 1994. Đồng thời nhấn mạnh rằng, nếu Cơ quan Phúc thẩm đồng ý với nhận định của ban hội thẩm thì cũng đồng ý với việc ban hội thẩm đã bỏ qua tính chất và mục đích đã tuyên bố của biện pháp khi ban hội thẩm kết luận đó không phải là biện pháp tự vệ.[36] Phía nguyên đơn là Việt Nam và Đài Loan kháng cáo cũng đều có chung quan điểm với bị đơn về biện pháp tự vệ. Việt Nam cho rằng, một biện pháp đã được thông qua theo các thủ tục được quy định tại Điều XIX, GATT 1994, ASG, và đã được thông báo theo đúng trình tự thì có căn cứ để xác định biện pháp bị khiếu kiện của Indonesia là một biện pháp tự vệ.[37]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Indonesia – Tôn lạnh Việt Nam //www.worldcat.org/issn/0866-7446 //www.worldcat.org/issn/2354-0958 https://www.thejakartapost.com/news/2014/08/05/saf... https://web.archive.org/web/20171209120930/https:/... https://web.archive.org/web/20210707082129/https:/... https://web.archive.org/web/20220121034645/https:/... https://web.archive.org/web/20220121043153/https:/... https://web.archive.org/web/20220401070400/https:/... https://web.archive.org/web/20220515120309/https:/... https://web.archive.org/web/20220529161942/https:/...